Nằm trong chuỗi các hoạt động nhằm triển khai Thỏa thuận hợp Hợp tác ba bên giữa Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) – Việt Nam – Campuchia ký tháng 9/2019, theo đề nghị từ Điều phối viên quốc gia (NLO) của Campuchia, IAEA đã mời các chuyên gia của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN) tham gia Đoàn công tác tới làm việc tại Bộ Mỏ và Năng lượng (MME) và các cơ quan, tổ chức có liên quan của Campuchia từ ngày 21-25/3/2022 nhằm xác định và lập kế hoạch định hướng chiến lược cho các hoạt động hỗ trợ Campuchia trong phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế xã hội, cụ thể về các vấn đề:

– Thành lập Trung tâm nghiên cứu ứng dụng năng lượng nguyên tử đa mục đích được đề xuất đặt tại Trường Đại học Hoàng gia Phnom Penh (RUPP);

– Phát triển ứng dụng kỹ thuật kiểm tra không phá hủy (NDT) tại Vụ Dầu khí (thuộc MME);

– Thiết lập trường chuẩn liều bức xạ ion hóa phục vụ mục đích an toàn bức xạ, triển khai hoạt động đo liều bức xạ cá nhân (TLD và OSL) và hiệu chuẩn thiết bị đo liều cá nhân, hiệu chuẩn và bảo dưỡng các thiết bị ghi đo bức xạ tại Vụ Khoa học và Công nghệ hạt nhân (thuộc MME);

– Xem xét khả năng đưa công nghệ chiếu xạ công nghiệp và thúc đẩy các công nghệ bức xạ khác vào Campuchia.

Tham gia đoàn công tác có ông Trần Ngọc Toàn – Phó Viện trưởng Viện NLNTVN và các chuyên gia đến từ Trung tâm Đánh giá không phá hủy (ông Nguyễn An Trung – Phó Giám đốc Trung tâm và ông Đinh Chí Hưng – Kỹ sư chính), Trung tâm Ứng dụng và Triển khai công nghệ bức xạ (Phó Giám đốc Trung tâm) và Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (ông Lê Ngọc Thiệm – Giám đốc Trung tâm An toàn bức xạ). Ông Gashaw Wolde – Trưởng phòng châu Á – Thái Bình Dương 1 và bà Kato Mio, cán bộ phụ trách chương trình (PMO), Vụ Hợp tác kỹ thuật, IAEA cũng tham gia đoàn.

Trong chuyến công tác này, Đoàn công tác đã làm việc với Vụ Khoa học và Công nghệ hạt nhân, Vụ Công nghệ dầu khí (thuộc Bộ MME), Trường Đại học Hoàng gia Phnom Penh (RUPP), các cơ quan, tổ chức phía Campuchia tham gia vào các dự án Hỗ trợ kỹ thuật (KAM) của IAEA.

Buổi làm việc tại Bộ Mỏ và Năng lượng do Thứ trưởng Eung Eang chủ trì tiếp đoàn (ngày 21/3/2022)

Trên cơ sở trao đổi trực tiếp, thăm quan cơ sở vật chất, Đoàn công tác đã có những đánh giá hiện trạng và đưa ra 30 khuyến cáo đề xuất (cho IAEA, cho Chính phủ Camphuchia, cho các cơ quan, tổ chức có liên quan của Campuchia) về các vấn đề: Hạ tầng pháp quy và kỹ thuật cho phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử;  Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và thanh sát; Trung tâm nghiên cứu ứng dụng năng lượng nguyen tử đa mục đích; Hạ tầng cho nghiên cứu, triển khai các dịch vụ khoa học, kỹ thuật trong các lĩnh vực: thiết lập trường chuẩn liều bức xạ ion hóa, đo liều chiếu xạ cá nhân và hiệu chuẩn thiết bị đo liều cá nhân, hiệu chuẩn và bảo dưỡng thiết bị ghi đo bức xạ ion hóa, kiểm định chất lượng thiết bị bức xạ trong y tế; Một số ứng dụng năng lượng nguyên tử: NDT, chiếu xạ, y học hạt nhân và xạ trị ung thư.

Đối với lĩnh vực NDT, nhóm cán bộ của Trung tâm Đánh giá không phá hủy trong Đoàn công tác đã đưa ra các khuyến nghị, đề xuất như sau:

– Các quy chuẩn và tiêu chuẩn dùng cho NDT, bao gồm cả các tiêu chuẩn về đánh giá năng lực và chứng nhận nhân viên NDT, các yêu cầu chung đối với các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn cần được biên soạn, ban hành hoặc áp dụng trực tiếp trên nền tảng các quy chuẩn/tiêu chuẩn quốc tế.

– Trong phạm vi Bộ Mỏ và Năng lượng (MME), các hoạt động triển khai NDT nên được tổ chức có tính đến khả năng xung đột lợi ích, mâu thuẫn của một cơ quan pháp quy độc lập.

– Hiện tại, với nguồn lực hạn chế do đang ở giai đoạn phát triển ban đầu, các kỹ thuật NDT cơ bản (4 đến 5 phương pháp) nên tập trung, bao gồm cả kỹ thuật chụp ảnh bức xạ (RT).

– Để thúc đẩy, phát triển ứng dụng kỹ thuật NDT, nhóm làm việc về NDT cần sớm được thành lập và tập trung đào tạo đầy đủ.

– Các hoạt động đào tạo thực hành là quan trọng và cần được đưa vào hoạt động đào tạo trong khuôn khổ dự án KAM1001 khi tình trạng dịch bệnh Covid-19 trở nên tốt hơn.

– Ít nhất 03 nhân viên cần được đào tạo và có trình độ mức III về các kỹ thuật NDT khác nhau, còn lại là cấp I và II.

– Ngoài các thiết bị cơ bản do IAEA cung cấp, các trang thiết bị bổ sung cũng cần được cung cấp, đầu tư:

  • Bộ thiết bị đầy đủ dùng cho phương pháp chụp ảnh bức xạ (RT), bao gồm: Thiết bị chụp X-quang công nghiệp, bộ trang thiết bị xử lý phim và giải đoán phim chụp X-quang, thiết bị ghi đó bức xạ trong quá trình thực hành phương pháp.
  • Các bộ mẫu dùng cho thực hành và đào tạo 04 phương pháp NDT cơ bản bao gồm: UT, RT, MT, PT.

Báo cáo đánh giá hiện trạng và các khuyến cáo đề xuất này đã được rà soát với chuyên gia IAEA và sẽ được chuyển qua kênh chính thức của IAEA tới các cơ quan có liên quan của Campuchia.

Buổi làm việc tại Trường Đại học Hoàng gia Phnom Penh (RUPP) do Phó Hiệu trưởng Chhun Hok chủ trì tiếp đoàn (22/3/2022)

Ngày 25/3/2022, Đoàn công tác cùng chuyên gia IAEA cũng đã có buổi làm việc với các cơ quan có liên quan của Campuchia rà soát các Bản kế hoạch hành động chi tiết (Action Plan) giai đoạn 2022-2023 với sự tham gia hỗ trợ của các cơ quan phía Việt Nam về các vấn đề: Hạ tầng an toàn bức xạ, NDT, Xạ trị ưng thư, Y học hạt nhân và Chiếu xạ. Các Bản kế hoạch này sẽ là cơ sở cho việc gia hạn Thỏa thuận hợp tác 3 bên IAEA-Việt Nam- Campuchia nhân kỳ họp Đại hội đồng IAEA lần thứ 66 tại Viên, Áo vào tháng 9/2022.

Đoàn công tác của các chuyên gia Viện NLNTVN đã hoàn thành nhiệm vụ và được IAEA cũng như cán bộ của Campuchia đánh giá cao về năng lực, tính chuyên nghiệp và nghiêm túc trong công việc. Kết quả chuyến công tác cho thấy các cán bộ của VNLNTVN sẵn sàng tham gia vào các hoạt động hỗ trợ quốc tế với vai trò là chuyên gia của IAEA. Điều này đã nâng cao vài trò và tăng uy tín của Việt Nam trong khu vực, và là điểm nhấn cho chu kỳ Thỏa thuận hợp tác 3 bên đầu tiên với nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh, làm tiền đề cho việc gia hạn Thỏa thuận hợp tác vào tháng 9/2022 tới đây. Việc triển khai hợp tác ba bên với Campuchia cùng IAEA về năng lượng nguyên tử sẽ góp phần củng cố tình hữu nghị, thúc đẩy hợp tác song phương, đa phương, củng cố tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và Campuchia.

Thông tin thêm: Dự án hợp tác 3 bên được Việt Nam và IAEA khởi xướng bên lề của Hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân Việt Nam lần thứ 12 do Viện Năng lượng nguyên  tử Việt Nam tổ chức vào tháng 8/2017 tại Nha Trang, Việt Nam. Tại Hội nghị này, Thứ trưởng Bộ KH&CN Việt Nam Phạm Công Tạc đã thảo luận với bà Najat Mokhtar – Giám đốc Ban châu Á Thái Bình Dương, Vụ Hợp tác kỹ thuật (nay là Phó Tổng Giám đốc IAEA) về đề xuất xây dựng dự án hợp tác kỹ thuật 3 bên để hỗ trợ Lào và Campuchia nhằm đóng góp vào việc thúc đẩy các cơ chế hợp tác kỹ thuật giữa các quốc gia đang phát triển (TCDC) cũng như hợp tác Nam-Nam (South – South cooperation). IAEA đánh giá cao và ủng hộ mạnh mẽ ý tưởng này. Ngày 17/9/2019, bên lề Khóa họp lần thứ 63 Đại hội đồng IAEA tại thủ đô Viên, Cộng hòa Áo đã chính thức diễn ra Lễ ký kết Dự án hợp tác ba bên giữa Việt Nam – IAEA – Lào và Việt Nam – IAEA – Campuchia.

Trong nhiều năm qua, với sự hình thành và phát triển ngành năng lượng nguyên tử (NLNT) hơn 40 năm trên cơ sở lò hạt nhân nghiên cứu Đà Lạt, cũng như thông qua hỗ trợ của IAEA trong các dự án hợp tác kỹ thuật (TC) quốc gia, khu vực và liên khu vực, năng lực của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đã đạt trình độ hàng đầu trong khu vực, đóng góp tốt cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, Lào và Campuchia là những quốc gia mới tham gia vào các chương trình hợp tác của IAEA. Vì vậy, thông qua Dự án ba bên, một mặt Việt Nam có thể hỗ trợ IAEA trong việc hướng dẫn Lào và Campuchia xây dựng dự án, mặt khác có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật về ứng dụng NLNT vào các ngành kinh tế kỹ thuật cho hai nước láng giềng trên cơ sở năng lực kỹ thuật đã phát triển của quốc gia, cũng như xây dựng hạ tầng pháp quy để sử dụng NLNT một cách an toàn và an ninh.

Trung tâm Đánh giá không phá NDE