Skip to content
  • Tiếng Việt Tiếng Việt
    • Tiếng Việt Tiếng Việt
    • English English
Trung tâm Đánh giá không phá hủyTrung tâm Đánh giá không phá hủy
    MENUMENU
    • Trang chủ
    • GIỚI THIỆU
      • NĂNG LỰC
      • CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG
      • SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
      • BAN LÃNH ĐẠO
    • TIN TỨC
      • TIN TỔNG HỢP
      • HỘI NGHỊ - HỘI THẢO
      • HỢP TÁC QUỐC TẾ
    • LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
      • NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
      • CHUYÊN GIA - TƯ VẤN
      • KIỂM TRA - THỬ NGHIỆM NDT
      • ĐÀO TẠO NDT THEO SNT-TC-1A
        • Phiếu đăng ký học theo SNT-TC-1A
        • CÁC PHƯƠNG PHÁP NDT
        • LỊCH ĐÀO TẠO
        • TRA CỨU CHỨNG CHỈ SNT-TC-1A
      • CHỨNG NHẬN NDT THEO ISO 9712
        • Phiếu đăng ký học theo ISO 9712
        • TRA CỨU CHỨNG CHỈ ISO 9712
        • CHƯƠNG TRÌNH CHỨNG NHẬN
        • QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN
        • CƠ CẤU TỔ CHỨC
        • KHIẾU NẠI, KHÁNG NGHỊ
        • YÊU CẦU VỀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
        • Khách quan, bảo mật và an ninh
        • Quản lý chứng chỉ, biểu tượng và dấu
      • ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
      • GIÁM ĐỊNH
      • KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, SỬA CHỮA & BẢO DƯỠNG
    • LIÊN HỆ
Tin tổng hợp, Tin tức

‘Việt Nam tiến tới làm chủ công nghệ năng lượng hạt nhân’

Đăng ngày 15/05/2025 by admin

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Việt Nam sẽ tiến tới nội địa hóa ngành công nghiệp hạt nhân bao gồm nhà máy điện, lò phản ứng để ứng dụng năng lượng xanh.

Phát biểu giải trình một số nội dung về dự án Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi sáng 15/5, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh điện hạt nhân được coi là năng lượng xanh, là xu hướng chung trong phát triển năng lượng của thế giới.

Các nước đặt mục tiêu điện hạt nhân sẽ chiếm 10-30% tổng nguồn cung cấp năng lượng điện quốc gia. Đây cũng là chiến lược của nhiều quốc gia, đáp ứng mục tiêu tự chủ năng lượng, trung hòa carbon, tái định vị công nghệ quốc gia.

Bộ trưởng nhấn mạnh thông qua dự án luật này, Việt Nam tiến tới làm chủ công nghệ năng lượng hạt nhân để phát triển kinh tế xã hội, dần hình thành ngành công nghiệp hạt nhân. Nhà nước cũng đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa về công nghệ hạt nhân, chế tạo trang thiết bị, hoạt chất phóng xạ, phục vụ phát triển ứng dụng năng lượng hạt nhân.

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Theo lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, trong chiến lược xây dựng năng lượng, trước mắt sẽ ưu tiên chế tạo trang thiết bị quan trắc phóng xạ, ổn định an toàn. “Các chiến lược này nhằm tiến tới nội địa hóa công nghệ hạt nhân ở Việt Nam”, ông Hùng nói.

Đồng thời, dự luật khuyến khích doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, phát triển công nghệ, công nghiệp nguyên tử để giảm gánh nặng đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nhà nước có chương trình đào tạo bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân; ưu đãi, trong dụng chuyên gia trong và ngoài nước; hỗ trợ kinh phí đào tạo bồi dưỡng trong lĩnh vực nguyên tử.

Đối với xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Bộ trưởng cho biết dự luật cho phép sử dụng cơ chế đặc thù để triển khai nhanh như áp dụng chỉ định thầu; sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn của người bán và các khoản chi cho thẩm định và đào tạo.

Theo dự thảo luật, Nhà nước sẽ tập trung đầu tư có trọng điểm và khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cũng như các tổ chức quốc tế, tham gia vào lĩnh vực năng lượng nguyên tử nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội và điện hạt nhân. Chính sách này bao gồm chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, với ưu tiên nguồn lực cho công nghệ hạt nhân. Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này sẽ được hưởng các ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

Dự luật bổ sung chính sách xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng cơ sở nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử và bức xạ, đồng thời cho phép đầu tư theo hình thức đối tác công tư, vay vốn cho công trình hạ tầng và thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân.

Phát biểu trước đó, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị cơ quan soạn thảo thận trọng khi quy định về việc xã hội hóa trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Ông cho rằng lĩnh vực năng lượng nguyên tử rất rộng, như tiến hành công việc bức xạ, chế biến sử dụng chất phóng xạ, xây dựng lò phản ứng hạt nhân. “Cần thu gọn, xã hội hóa chỉ được tham gia ở nội dung nào. Ví dụ doanh nghiệp tư nhân có tự xây dựng lò phản ứng hạt nhân được không”, đại biểu Hòa nêu.

Đại biểu Thạch Phước Bình cho rằng dự luật định hướng đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử cho phát triển kinh tế xã hội, song chưa nêu rõ những lĩnh vực nào được ưu tiên đầu tư công. Việc này có thể dẫn đến đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, không thu hút được nguồn lực xã hội.

Ông Bình đề xuất xác định thứ tự ưu tiên theo lộ trình từ thấp đến cao, về mức độ phức tạp công nghệ và rủi ro. Về y tế, sử dụng năng lượng nguyên tử trong chẩn đoán hình ảnh, xạ trị ung thư. Về công nghiệp, ông đề nghị ưu tiên lĩnh vực chiếu xạ khử trùng, kiểm tra mối hàn bằng phóng xạ. Đây là công nghệ có tính thương mại cao, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Về đào tạo, ông đề nghị phát triển trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm để đào tạo nhân lực, phát triển công nghệ lõi.

Về điện hạt nhân, ông Bình nhấn mạnh là mục tiêu dài hạn, có tính chất chiến lược, nhưng cần triển khai từng bước, đảm bảo đủ điều kiện về nhân lực và tính pháp lý.

Quốc hội sẽ thông qua dự án Luật này vào ngày 16/6.

Nguồn: Sơn Hà (vnexpress.net)

Tin mới
‘Việt Nam tiến tới làm chủ công nghệ năng lượng hạt nhân’
15/05/2025
Những điểm mới quan trọng tại Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi
08/05/2025
Bài toán vĩ đại, việc vĩ đại của đất nước sẽ tạo ra KHCN, ĐMST và CĐS xuất sắc
17/04/2025
Trung tâm NDE triển khai các khóa đào tạo NDT bậc II cho cán bộ Công ty EPS
14/04/2025
Trung tâm NDE triển khai khóa đào tạo kiểm tra Trực quan (VT) bậc II theo tiêu chuẩn của Hiệp hội kiểm tra không phá hủy Hoa Kỳ cho cán bộ Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn
08/04/2025
Tuổi trẻ Trung tâm Đánh giá không phá hủy chào mừng 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
28/03/2025
Phiên họp Hội đồng Khoa học công nghệ và Đào tạo của Trung tâm Đánh giá không phá hủy năm 2025
25/03/2025
Giá trị cốt lõi và Phương châm hành động của Bộ Khoa học và Công nghệ
17/03/2025
 

Địa chỉ: 140 Nguyễn Tuân, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 0243 5577 881
Fax: 0243 5577 882

Cơ sở đào tạo:

Cơ sở Đà Nẵng: Đường Đại La 3, Thôn Đại La, Xã Hòa Sơn, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng

Cơ sở TP.HCM: 217 Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP HCM

Cơ sở Vũng tàu: Phòng 202, Seaview 1, KĐT Chí Linh, Phường 10, TP Vũng Tàu

GIỚI THIỆU VỀ NDE
Giới thiệu chung
Năng lực
Sơ đồ tổ chức
Ban lãnh đạo
Liên hệ
Lĩnh vực hoạt động
Nghiên cứu khoa học
Chuyên gia, tư vấn
Kiểm tra NDT
Đào tạo
Ứng dụng năng lượng nguyên tử
Giám định
Kiểm định, hiệu chuẩn, sửa chữa, bảo dưỡng

VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM
TRUNG TÂM ĐÁNH GIÁ KHÔNG PHÁ HỦY

Copyright 2023 © NDE

VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM
TRUNG TÂM ĐÁNH GIÁ KHÔNG PHÁ HỦY
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC
  • LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
  • LIÊN HỆ
Copyright 2025 © NDE
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
    • NĂNG LỰC
    • CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG
    • SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
    • BAN LÃNH ĐẠO
  • TIN TỨC
    • TIN TỔNG HỢP
    • HỘI NGHỊ – HỘI THẢO
    • HỢP TÁC QUỐC TẾ
  • LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
    • NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
    • CHUYÊN GIA – TƯ VẤN
    • KIỂM TRA – THỬ NGHIỆM NDT
    • ĐÀO TẠO NDT THEO SNT-TC-1A
      • Phiếu đăng ký học theo SNT-TC-1A
      • CÁC PHƯƠNG PHÁP NDT
      • LỊCH ĐÀO TẠO
      • TRA CỨU CHỨNG CHỈ SNT-TC-1A
    • CHỨNG NHẬN NDT THEO ISO 9712
      • Phiếu đăng ký học theo ISO 9712
      • TRA CỨU CHỨNG CHỈ ISO 9712
      • CHƯƠNG TRÌNH CHỨNG NHẬN
      • QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN
      • CƠ CẤU TỔ CHỨC
      • KHIẾU NẠI, KHÁNG NGHỊ
      • YÊU CẦU VỀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
      • Khách quan, bảo mật và an ninh
      • Quản lý chứng chỉ, biểu tượng và dấu
    • ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
    • GIÁM ĐỊNH
    • KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, SỬA CHỮA & BẢO DƯỠNG
  • LIÊN HỆ
  • Tiếng Việt Tiếng Việt
    • Tiếng Việt Tiếng Việt
    • English English