Phương pháp Kiểm tra hạt từ (Magnetic particle testing-MT):
Phương pháp kiểm tra hạt từ được dùng để kiểm tra các vật liệu dễ nhiễm từ. Phương pháp này có khả năng phát hiện những khuyết tật mở ra trên bề mặt cũng như nằm ngay sát dưới bề mặt. Trong phương pháp này, vật kiểm tra trước hết phải được từ hóa bằng cách dùng một nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện, hoặc cho dòng điện đi qua trực tiếp hoặc chạy trong một cuộn dây bao quanh vật kiểm tra. Từ trường cảm ứng vào trong vật kiểm tra gồm có các đường sức từ. Nơi nào có khuyết tật sẽ làm rối loạn đường sức, một vài đường sức này phải đi ra và quay vào vật. Những điểm đi ra và đi vào này tạo thành những cực từ trái ngược nhau được gọi là từ trường rò. Bột từ được rắc hoặc phun lên bề mặt vật kiểm tra thì những cực từ này hay vùng có từ trường rò sẽ hút bột từ để tạo thành chỉ thị nhìn thấy được gần giống như kích thước và hình dạng của khuyết tật. Hình 4.3 minh họa những nguyên lý cơ bản của phương pháp này. Tùy theo những ứng dụng cụ thể mà có những kỹ thuật từ hoá khác nhau.
Những kỹ thuật này được chia thành hai loại sau đây:
- Các kỹ thuật từ hoá trực tiếp bằng dòng điện: kỹ thuật này được thực hiện bằng cách cho một dòng điện chạy trực tiếp qua mẫu vật kiểm tra thì sẽ tạo ra một từ trường xung quanh mẫu vật và từ trường này được dùng để phát hiện các khuyết tật. Kỹ thuật này được mô tả trong hình 4.4 (a,b&c).
- Các kỹ thuật từ hoá gián tiếp: trong những kỹ thuật này từ thông được tạo ra trong vật kiểm tra bằng cách sử dụng một nam châm vĩnh cửu, nam châm điện hoặc cho dòng điện chạy qua cuộn dây hay một thanh dẫn. Những kỹ thuật này được mô tả trong hình 4.4 (d,g).
Những ưu điểm của phương pháp kiểm tra hạt từ:
(1) Có thể phát hiện được các khuyết tật mở ra trên bề mặt cũng như các khuyết tật nằm gần bề mặt của vật kiểm tra.
(2) Có thể được sử dụng mà không cần cạo bỏ các lớp phủ bảo vệ mỏng trên bề mặt vật kiểm tra.
(3) Không yêu cầu nghiêm ngặt về quá trình làm sạch bề mặt trước khi kiểm tra.
(4) Thực hiện nhanh.
(5) Cho độ nhạy cao.
(6) Quá trình xử lý ít hơn vì thế khả năng gây ra sai số do người thực hiện kiểm tra thấp.
Một số hạn chế của phương pháp kiểm tra hạt từ:
(1) Không dùng được cho các vật liệu không nhiễm từ.
(2) Chỉ nhạy đối với các khuyết tật có góc nằm trong khoảng từ 450 đến 900 so với hướng của các đường sức từ.
(3) Thiết bị được dùng trong phương pháp này đắt tiền hơn.
Video clip tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=zuH8IazmRzw