Hoa Kỳ khởi động lại kế hoạch hạt nhân.
Hai trong số các lò phản ứng thương mại tiên tiến nhất trên thế giới đang được xây dựng ở Waynesboro (Georgia), đánh dấu một kỷ nguyên mới của ngành công nghiệp này.
Thành công của tổ máy 3 và 4 ở nhà máy Vogtle là tín hiệu tích cực cho thấy sự hồi sinh ngành công nghiệp hạt nhân tại Hoa Kỳ.
Các lò phản ứng mới không chỉ đóng vai trò cung cấp nguồn năng lượng sạch và đáng tin cậy cho hàng triệu gia đình và doanh nghiệp ở khu vực phía Đông Nam mà còn giúp quốc gia này xây dựng lại lực lượng lao động cho ngành hạt nhân đồng thời hình thành chuỗi cung ứng trong tương lai.
Dưới đây là 5 điều chúng ta cần biết về một trong những dự án hạt nhân quan trọng nhất trong những thập kỷ tới đây.
- Nhà máy điện hạt nhân Vogtle hiện đang là dự án xây dựng duy nhất trên toàn quốc
Nhà máy điện Vogtle là một trong những dự án có cơ sở hạ tầng lớn nhất ở Hoa Kỳ, dự kiến sẽ cần huy động tới khoảng 9.000 công nhân trong thời gian xây dựng cao điểm.
Các tổ máy mới là những lò phản ứng đầu tiên được xây dựng ở Mỹ trong hơn 3 thập kỷ qua.
Do chi phí vượt mức dự kiến và những trì hoãn liên miên xung quanh dự án đã kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp hạt nhân dẫn đến suy yếu chuỗi cung ứng toàn quốc trong những năm qua.
Văn phòng Cung cấp khoản cho vay của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (The U.S. Department of Energy’s Loan Programs Office) hiện đã chi hơn 12 tỷ đô la tiền bảo lãnh cho vay để hoàn thành dự án cũng như huy động lực lượng lao động làm việc trong kỷ nguyên mới của ngành năng lượng ở Mỹ.
- Vogtle sẽ sở hữu một trong những lò phản ứng tiên tiến nhất thế giới
Tổ máy 3 & 4 của nhà máy điện Vogtle dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2021 và 2022. Đây là những lò phản ứng đầu tiên của Hoa Kỳ sử dụng công nghệ AP1000 do Tập đoàn Westinghouse phát triển.
Các lò phản ứng được trang bị hệ thống an toàn tối tân nhất, có thể tự động ngắt lò mà không cần đến bất kỳ thao tác nào của người điều hành hay nguồn điện bên ngoài. Thiết kế đơn giản của lò sử dụng ít đường ống, van và máy bơm hơn các lò phản ứng hiện nay giúp cho việc bảo trì thuân tiện và tiết kiệm chi phí cho nhà máy.
Tổ máy 3 & 4 của của Hoa Kỳ sử dụng công nghệ AP1000 do Tập đoàn Westinghouse phát triển.
Ảnh: Công ty Điện lực Georgia
3. Vogtle tạo việc làm và thúc đẩy nền kinh tế địa phương
Nhà máy điện Vogtle được ví là công trình đồ sộ bởi khi cần sẽ phải huy động tới 9.000 nhân công trong suốt thời kì xây dựng cao điểm và ước tính sẽ tạo ra khoảng 800 việc làm khi nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động.
Đây cũng là nơi tập hợp lực lượng lao động trong ngành hạt nhân của quốc gia.
Những công nhân Mỹ đang được đào tạo chuyên môn trong quá trình xây dựng các dự án hạt nhân tiên tiến nhằm tạo ra đội ngũ các kỹ sư, kỹ thuật viên, thợ hàn và công nhân trình độ cao sẵn sàng phục vụ trong kỷ nguyên của ngành năng lượng hạt nhân.
- Vogtle sản xuất năng lượng sạch và đáng tin cậy
Các tổ máy 3 & 4 của nhà máy Vogtle dự kiến sẽ tạo ra hơn 17 triệu megawatt điện mỗi giờ, đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng của hơn 1,6 triệu hộ dân ở Mỹ.
Các lò phản ứng cũng góp phần cắt giảm 10 triệu tấn carbon dioxide mỗi năm, tương đương với việc 1 triệu xe hơi dừng hoạt động.
- Vogtle sẽ lấy lại vị trí dẫn đầu của Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân
Nhà máy điện hạt nhân Vogtle là một phần trong các nỗ lực của Ban lãnh đạo nhằm khôi phục và phát triển ngành công nghiệp hạt nhân của Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ đi đầu thế giới về những tiêu chuẩn an toàn trong ngành công nghệ hạt nhân. Thành công của dự án nhà máy điện Vogtle sẽ góp phần khẳng định vị thế của nước Mỹ trên cương vị là một một nhà lãnh đạo quốc tế trong việc đổi mới cũng như củng cố năng lượng và an ninh quốc gia.
Các công ty của Mỹ đã triển khai công nghệ này ở Trung Quốc và sắp tới sáu lò phản ứng mới sẽ được xây dựng ở Ấn Độ. Hoa Kì cũng đang tiếp tục đàm phán với các quốc gia khác về việc cung cấp nguồn năng lượng sạch và an toàn này.
Nguồn: Trần Thiện Phương Anh, Ban KH&QLKH, Vinatom